Thể theo yêu cầu của một bạn độc giả dễ thương nên hôm nay mình lên bài này nhé. (Rất quan trọng đấy. Bởi vì nếu không có yêu cầu đó thì tui không lên bài này đâu… Hì hì…).
Trước khi đi vào cơ cấu quan chế thì mình sơ lược một chút về lịch sử nhà Nguyễn.
Đây là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1802 đến khi kết thúc năm 1945. Nếu Tiền Lê và Trần là giao tiếp triều đại trong “hòa bình” (nói hòa bình là vì giao tiếp giữa hai triều đại diễn ra khá “êm thấm” chứ không nói đến hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ nhé), triều Lý là do đất nước nội loạn nhiều rối ren, Hậu Lê là đánh đuổi quân Minh thì triều Nguyễn nắm vương quyền bằng cách tiêu diệt nhà Tây Sơn – một vương triều lập nhiều chiến công hiển hách đối với dân tộc. Đã đánh đuổi hai giặc ngoại xâm lớn là quân Xiêm và quân Thanh. Hơn nữa, theo quan niệm các sĩ phu thời bấy giờ thì vị vua “khai triều lập quốc” còn là người “cõng rắn cắn gà nhà”, rước ngoại bang về giày xéo quê hương. Vì vậy mà trong suốt thời gian nhà Nguyễn trị vì thiên hạ, các cuộc khởi nghĩa chống lại vương triều đã diễn ra không ngừng.
Cũng như bao triều đại phong kiến khác, nhà Nguyễn cũng áp dụng chính sách trung ương tập quyền. Mọi quyền lực tập trung vào tay hoàng đế. Hơn nữa so với các triều trong quá khứ thì chỉ có hơn chứ không kém. Như quy tắc “tứ bất lập”¹Tứ bất lập này nói chính xác là do hậu thế tổng kết lại từ chính sử mà có cách gọi này, chứ tại thời điểm đó thì không có.: Không lập tể tướng, không lập hoàng hậu, không lập thái tử, không lập trạng nguyên (thi đình không lấy đỗ trạng nguyên). Các tước vị dưới triều Nguyễn cũng vô cùng hạn chế. Cho nên muốn làm công hầu khanh tướng triều này không hề dễ.
Bình Luận