ảnh bìa bài viết Tây Tiến của Quang Dũng
Đã duyệt

Tây Tiến của Quang Dũng

Đã hoàn thành
  • Tác giả: Lý Cao Nguyên
  • Thể loại: Review Sách
  • Thể loại phụ: Review Sách
  • Nguồn: Khôi Văn Quán
  • Thiết kế bìa: Thiết kế bởi Lý Cao Nguyên bằng Canva
  • Rating: Không giới hạn độ tuổi
Tổng lượt xem
Loading...
Tổng bình luận
2
Tổng số quà
3

Qua bài thơ, Quang Dũng không chỉ tái hiện một cách sống động hiện thực chiến tranh mà còn tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Chính cuộc sống với tất cả những khó khăn, hy sinh và tình cảm chân thành đã trở thành cánh đồng màu mỡ để thơ ca của Quang Dũng bén rễ và sinh sôi, tạo nên một tác phẩm để đời.

# Lý Cao Nguyên - Tây Tiến của Quang Dũng

Puskin từng nhận định rằng: “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi.” Đúng như vậy, cuộc sống là nơi cung cấp nhiều chất liệu, là nơi mang đến nguồn cảm hứng phong phú và vô tận cho thơ ca. Mọi khía cạnh của cuộc sống, từ những khoảnh khắc thường ngày, những mối quan hệ xã hội, những niềm vui, nỗi buồn, đến những sự kiện lịch sử, văn hóa đều có thể trở thành chất liệu để tạo nên những vần thơ. Và bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng lấy chất liệu từ cuộc sống, tác phẩm là một bức tranh về những người chiến sĩ tráng lệ và hùng vĩ. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện được nỗi nhớ da diết của tác giả đối với đơn vị cũ.

1. Bối cảnh sáng tác và ý nghĩa hiện thực

“Tây Tiến” được Quang Dũng sáng tác vào năm 1948 khi ông đã rời khỏi đơn vị Tây Tiến, một đơn vị quân đội được thành lập vào năm 1947, với nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và chống lại quân Pháp. Bài thơ là lời hoài niệm về những ngày tháng gắn bó với đơn vị, về những người đồng đội đã cùng ông chiến đấu trong hoàn cảnh gian khổ nơi núi rừng Tây Bắc. Tác phẩm không chỉ miêu tả hiện thực cuộc sống chiến đấu đầy khó khăn, mà còn khắc họa rõ nét vẻ đẹp tâm hồn của người lính.

2. Khung cảnh thiên nhiên Tây Bắc – một bức tranh hùng vĩ

Bài thơ mở ra với hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở và hoang sơ. Những câu thơ như “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ nhưng đầy thách thức, tạo nên nền tảng cho cuộc hành trình của những người lính Tây Tiến. Thiên nhiên trong “Tây Tiến” không chỉ là bối cảnh mà còn là đối tượng tương tác, là thách thức mà người lính phải vượt qua. Nếu như ở “Đồng chí” của Chính Hữu thời tiết khắc nghiệt, thì ở Tây Bắc thời tiết còn khắc nghiệt hơn thế. Qua đó, Quang Dũng thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống chiến đấu nhưng đồng thời cũng làm nổi bật lên tinh thần anh dũng của những người lính.

Quà Tặng

số lượng Bánh mì Không Ai Lái bài viết đã được tặng 2
số lượng Cà phê Nhiều Đá bài viết đã được tặng 1

  • Khải Hiền đã tặng Bánh mì Không Ai Lái kèm lời nhắn: Tui không có gì nhiều tặng Nguyên ổ bánh mì ăn chiều nha
    2024-08-27 17:31:09
  • Thanh Xuân đã tặng Cà phê Nhiều Đá kèm lời nhắn: Tây Tiến có nhiều chi tiết yếu mềm nhưng thật ra khi đọc đi đọc lại và ngẫm thật kĩ thì nó không phải thế
    2024-08-27 17:25:57
  • Minh Huy đã tặng Bánh mì Không Ai Lái kèm lời nhắn: Mình cũng rất là thích Tây Tiến của Quang Dũng
    2024-08-27 17:22:26

Bình Luận