Trong các triều đại phong kiến Việt Nam mình thì tôi khá là thích triều Lê, nhất là thời của Lê Thánh Tông.
Phải công nhận một điều là bộ máy chính quyền vào thời của ông đã được cải cách hoàn thiện hơn nhiều so với các triều đại trước. Cụ thể:
1. Về chính quyền trung ương
Sau khi kế vị trị vì thiên hạ, vua Lê Thánh Tông dần thâu tóm quyền lực trong nước.
Trong triều đình ông đã bãi bỏ chức Tể tướng – người đứng đầu điều khiển trăm quan, quyền lực dưới một người trên vạn người. Nếu vua mà mềm yếu vô năng thì triều thần chỉ lo xem sắc mặt của Tể tướng, chẳng coi vua ra gì. Chính vì lẽ đó mà hầu hết các ông vua đều chướng tai gai mắt tể tướng thật lâu, nhưng không phải ông nào cũng đủ mạnh đủ năng lực để bãi bỏ chức vụ này.
Ngoài chức tể phụ thì vua Lê cũng bãi luôn chức Đại Hành Khiển – người đứng đầu ban văn. Bãi luôn Tam tư: Tư mã, Tư không và Tư khấu. Bãi toàn mấy ông quyền lực đầu triều, sinh sát nắm trong tay, chân giẫm một cái là cả triều nghiêng ngửa.
Bên cạnh đó, để tránh cho công thần lộng quyền, vua đã phong thưởng cho họ phẩm cao lộc hậu, phẩm bậc đều rất cao nhưng tuyệt nhiên không cho thực quyền. Chức suông để lãnh lương hưu thôi, chứ chả có tí quyền hành gì cả.
2. Các cơ quan ở trung ương
2.1 Cơ quan văn phòng của vua
(Gọi thế nhé… Vì những cơ quan này có chức năng tương tự như văn phòng thời nay).
★ Hàn Lâm viện: Phụng mệnh khởi thảo biểu, chiếu, sắc chỉ…
Các chức quan ở Hàn lâm:
Bình Luận