ảnh bìa bài viết Tư Liệu Viết Truyện: Quan Hệ Hôn Nhân Thời Phong Kiến
Đã duyệt

Tư Liệu Viết Truyện: Quan Hệ Hôn Nhân Thời Phong Kiến

Đã hoàn thành
  • Tác giả: Kim Thụy
  • Thể loại: Tư Liệu Viết
  • Thể loại phụ: Văn Hóa - Xã Hội
  • Nguồn: Khôi Văn Quán
  • Thiết kế bìa: Thiết kế bởi Kim Thụy bằng Canva
  • Rating: Không giới hạn độ tuổi
Tổng lượt xem
Tổng bình luận
3
Tổng số quà
2

Một số quy định pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình thời phong kiến.

Ngày nay, hôn nhân là nấm mộ cuộc đời là ải trần gian, một cấp địa ngục để độ kiếp thì ngày xưa thời phong kiến Nho phong lễ giáo, hôn nhân chính là mười tám cấp địa ngục, độ hết cấp này thì sang cấp khác độ tiếp. Không đùa. Thật sự đấy. Muốn biết tại sao thì xin mời liếc sơ một số quy định của pháp luật thời ấy.

P/s: Tác giả chỉ nói đến Quốc Triều Hình Luật tức Luật Hồng Đức thôi nhé. Luật khác cũng không có và không biết để mà nói.

# Kim Thụy - Tư Liệu Viết Truyện: Quan Hệ Hôn Nhân Thời Phong Kiến

Nói đến hôn nhân thì ai cũng sẽ nghĩ ngay đến thân phận của người phụ nữ thời ấy: “Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” hay “Thân em như giếng giữa đàng, người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân”.

Trước khi mấy cái “giáo lý” tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức của Nho giáo du nhập vào nước ta thì người phụ nữ vẫn còn dễ thở. Đặc biệt là thuở lập quốc sơ khai của Hai Bà Trưng…

Không biết có nên may mắn là nước ta chỉ bị ảnh hưởng còn không tới mức phát rồ như nhà hàng xóm không!?

Chỉ nghĩ đến cảnh lề lối lễ nghĩa Nho giáo thời phong kiến, hôn nhân không tự do, đa thê, gia trưởng, chồng chúa vợ tôi thì đã thấy một bầu trời tuyệt vọng.

Bài viết hôm nay tôi sẽ đề cập sơ lược về chế độ hôn nhân được đề cập điều chỉnh trong Quốc Triều Hình Luật.

★ Kết hôn

Nói đến kết hôn thì chúng ta phải nghĩ ngay đến điều kiện để có thể kết hôn. Hôn nhân thời phong kiến đúng chuẩn cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Không phải như thời nay muốn cưới là cưới muốn gả là gả, chẳng cần mai mối, cha mẹ đôi bên đồng ý. Thời ấy mà kiểu này là phạm pháp đó! Đặc biệt lỡ mồ côi cha mẹ thì phải có sự đồng ý của thân thích bề trên, trưởng tộc hoặc trưởng thôn. Ai mà xui xẻo mà lỡ xuyên về thời đó như một số nữ chính trong truyện xuyên không thì quên đi chuyện yêu đương tự do, kết hôn theo sở thích nhé! Vì vậy có thể tổng kết điều kiện để kết hôn cơ bản thời phong kiến chính là sự đồng ý của cha mẹ hoặc “người lớn” hai bên.

Quà Tặng

số lượng Cà phê Nhiều Đá bài viết đã được tặng 1
số lượng Vò Mơ Màng bài viết đã được tặng 1

  • Hoa Sen Ngọt đã tặng Vò Mơ Màng kèm lời nhắn: \"))))quằn quại vì đám cưới của đôi trẻ cô ạ, gửi cô vò rượu nhạt?
    2025-02-27 22:29:36
  • Tranh Thị đã tặng Cà phê Nhiều Đá
    2024-06-19 10:35:31

Bình Luận

Đang tải bình luận...
Chưa có bình luận