1. Tìm trọng tâm của câu chuyện trước khi bắt đầu
Đây là việc bạn luôn phải làm dù bạn viết truyện ngắn hay dài. Và nó càng trở nên quan trọng khi bạn chỉ có số lượng chữ ít.
Truyện ngắn cần nói về cốt lõi, bám sát cốt lõi và dùng nó làm tiêu chí bắt buộc để cắt bỏ mọi phần không quan trọng. Dung lượng ngắn, vì vậy mỗi câu văn cần có giá trị.
Đó sẽ là phần bạn đầu tư nhiều công sức nhất, chỉ để con chữ có thể lớn tiếng nói lên điều bạn đang trăn trở. Nhưng tầm quan trọng của nó không nhất định có hình thức là một cảnh truyện dài. Có lẽ nó là một câu nói, có đôi khi chỉ là một ánh nhìn thoáng qua. Vài khoảnh khắc có giá trị cả một đời người. Tất cả phụ thuộc vào bạn cùng cách thức vận dụng văn chương.
Trọng tâm truyện được sinh ra từ động lực thúc đẩy bạn viết truyện: Tại sao bạn cần viết truyện này mà không phải truyện khác? Lý do nào để cảm xúc đó bộc phát ra? Chủ đề, bối cảnh? Ý nghĩa mà câu chuyện muốn diễn tả?
Suy nghĩ thật kỹ nhé. Vì với nó, bạn sẽ có thể định hình truyện ngắn theo đúng những gì bạn mong muốn.
2. Liệt kê danh sách những điều phải có trong một truyện ngắn
Dù bạn chơi hệ xúc cảm dâng trào hay là hệ cần lên kế hoạch mới có thể viết, thì việc nắm bắt các yếu tố cần có của một truyện ngắn luôn có ích. Thậm chí bạn có thể thu nhỏ để áp dụng khi viết cảnh đơn, hay mở rộng ra quy mô của một tiểu thuyết.
– Đầu tiên là Nhân vật.
Bình Luận